Thực tế cho thấy rất nhiều người có những bức ảnh chân dung khiến người xem khó có thể không nhìn, trong khi có những tư thế chân dung dù rất chuyên nghiệp nhưng lại vô cảm và không có hồn.
Một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên tạp chí Experimental Brain Research đã giải đáp vấn đề này khi đưa ra kết quả nghiên cứu rằng trong nhiếp ảnh chân dung, người chụp nên chọn góc chụp nghiêng về bên trái sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Theo nghiên cứu, loài người có xu hướng trình diễn “mật độ cảm xúc lớn hơn” ở phía trái của khuôn mặt vì nó liên quan đến phần phụ trách cảm xúc của bán cầu não phải. Theo đó, phần phải của não người kiểm soát phần trái của cơ thể, vì thế khi có cảm xúc, não phải sẽ thể hiện cảm xúc này nhiều hơn ở phần bên trái của khuôn mặt.
Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học yêu cầu những người tham dự đánh giá mức độ hài lòng của họ trên cả hai phần của các khuôn mặt nam và nữ trong các bức ảnh đen trắng. Phương pháp hiển thị được chọn là các nhà nghiên cứu chụp ảnh gốc ở bên phải, sau đó đảo chiều đối xứng để mặt phải thành mặt trái, tương tự, chụp ảnh ở mặt trái khuôn mặt, sau đó đảo chiều để trở thành mặt phải. Họ thấy rằng, rõ ràng những người tham dự có xu hướng hài lòng với các ảnh ở phần trái của khuôn mặt hơn, bất luận bức ảnh gốc là chụp từ bên trái hay bên phải. Mặt trái của các khuôn mặt luôn được đánh giá là tạo cảm giác dễ chịu về mặt thẩm mỹ hơn, bất kể là ảnh chụp nam và nữ.
Một điều thú vị là, mặc dù nghiên cứu mới được công bố, nhưng có vẻ như các họa sĩ đã hiểu điều này từ lâu, bởi lẽ hầu hết các bức chân dung từ trước tới nay đều được vẽ phía mặt trái, mà điển hình là bức họa hút hồn người xem của nàng Mona Lisa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét