Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Những Tình Huống Không Nên Chụp Lấy Nét Tự Động

Chế độ autofocus (lấy nét tự động) trên máy ảnh số rất tiện lợi nhưng không phải lúc nào cũng phát huy hết tác dụng. Trong một số trường hợp, bạn nên chuyển sang chế độ manual focus (lấy nét thủ công) để có được bức ảnh ưng ý nhất.
Không thể nói đúng hay sai để chỉ việc dùng chế độ lấy nét thủ công hay tự động vì cả 2 chế độ này đều có thể cho các kết quả tốt nhất trong hầu hết mọi tình huống. Tuy nhiên, có vài trường hợp bạn sẽ thấy việc lấy nét sẽ dễ dàng hơn khi chuyển sang dùng chế độ manual focus.
Dưới đây là 5 trường hợp được khuyên áp dụng lấy nét thủ công:

Chụp cận cảnh

Trong thể loại này, hầu như các nhiếp ảnh gia chỉ dùng chế độ lấy nét thủ công. Vì độ sâu trường nhìn trong những ảnh chụp kiểu này bị hẹp, nên bạn cần phải lấy nét cực kỳ chính xác. Chỉ cần chỉnh sai một chút hay máy ảnh chọn nét sai chỗ trên chủ thể, ảnh chụp sẽ hoàn toàn bị xấu hẳn. Khi chụp, bạn cần dùng chân máy để giảm tình trạng máy ảnh bị rung khiến khó lấy nét.


Chụp trong môi trường thiếu sáng

Chụp ảnh trong hoàn cảnh thiếu sáng có thể khó chỉnh nét cho vài loại máy ảnh và ống kính. Khi chụp ở chế độ lấy nét tự động, ống kính phải chỉnh tới chỉnh lui mới quyết định được chỗ nào cần lấy nét. Việc này thực sự có thể kéo dài quá trình chụp và gây chán nản khi muốn chụp cho nhanh. Hãy chuyển sang chế độ lấy nét thủ công, bạn sẽ có thể nhanh chóng tìm thấy điểm phải chỉnh nét và có được bức ảnh mong muốn.

Chụp ảnh chân dung

Đa số ảnh chụp chân dung người phải chỉnh nét chính xác vào cặp mắt. Hãy chuyển sang chế độ lấy nét thủ công để có thể hoàn toàn kiểm soát, không cần phải duyệt qua các điểm chỉnh nét trên máy ảnh vào cặp mắt, nhấn nút xuống một nửa rồi chụp ảnh. Dùng chế độ lấy nét thủ công khi chụp ảnh chân dung sẽ giúp người xem ảnh chú ý được vào phần khuôn mặt mà bạn muốn người xem để ý.

Chụp qua khung kính hay hàng rào


Nếu đã chụp ảnh qua cửa sổ hay lưới hàng rào, bạn sẽ thấy máy ảnh thường “phân vân” không biết phải lấy nét phần nào của ảnh chụp. Dù chụp qua khung cửa sổ thường hay ở viện bảo tàng, chụp ảnh thú qua hàng rào ở sở thú, đều thấy camera bị “bối rối” không biết phải lấy nét vào đâu. Dùng chế độ lấy nét thủ công sẽ giúp tránh được trường hợp này và bạn sẽ chỉnh nét được cho chủ thể nằm sau lớp kính hay lưới rào đó. Nếu kết hợp chế độ lấy nét tay với khẩu độ rộng (giúp giảm độ sâu trường nhìn) và đến gần hàng rào hay lớp kính hơn, bạn sẽ loại bỏ được lớp kính hay hàng rào, không cho nó xuất hiện rõ trong ảnh chụp.

Chụp chuyển động

Chụp các chủ thể di chuyển nhanh như xe đua, máy bay, xe đạp, thú đang chạy… có thể là một trải nghiệm khó nếu chụp ở chế độ lấy nét tự động. Ngay cả chế độ lấy nét liên tục cũng có thể không theo kịp nếu bạn không “quét” được chủ thể một cách suôn sẻ. Cách để khắc phục trường hợp này là chuyển sang chế độ chỉnh nét thủ công, chỉnh trước vào một điểm mà chủ thể sẽ di chuyển qua và chụp ngay ở thời điểm đó. Người chụp cần phải định thời gian cho đúng. Bạn sẽ thấy chế độ này sẽ cho kết quả tốt hơn là khi phải phụ thuộc vào chế độ lấy nét tự động, nhất là khi chụp ở chế độ liên tục.


(Sưu tầm)

6 yếu tố căn bản trong bố cục ảnh

Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.

Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại…
Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.

Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học

Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.
Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.

Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh

Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất… Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.


Phản ánh chiều sâu không gian


Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được “vê” tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.

Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách

Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút…

Điểm nhấn màu

Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.

Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh


Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.

Bố cục đường dẫn

Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.

Đặc tính về cân bằng và trạng thái

Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.

Tận dụng nét lượn chữ S

Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.

Chụm vào tản ra

Những nguyên tắc bố cục cổ điển (Tỷ Lệ Vàng):
- Đường chân trời ở 1/3 hoặc 2/3 chiều cao bức ảnh.
- Mỗi khuôn hình chỉ có một điểm mạnh, điểm này không đặt giữa ảnh mà phải ở toạ độ 1/3 rộng x 1/3 cao.
- Hướng ánh mắt người xem từ ngoài vào trong bức ảnh.
- Tận dụng nét lượn chữ S nếu có trong bối cảnh.
Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện… Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.
Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn… Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.

Phản ánh chiều sâu không gian

Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán

(Sưu tầm)

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Kỹ Thuật Chụp Ảnh Thác Nước

Sử dụng tốc độ màn trập chậm

Tốc độ màn trập chậm sẽ giúp bạn làm mờ nước, làm cho nước trông “mượt mà” hơn để có thể nhìn thấy các chuyển động trong nước. Thông thường, tốc độ màn trập khoảng vài giây rất phù hợp cho trường hợp này. Tốc độ này cần được thay đổi theo tốc độ của dòng nước – nước chảy càng chậm thì tốc độ màn trập càng chậm. Nếu bạn không thể chụp ở tốc độ màn trập chậm thì bạn hãy sử dụng thiết lập ISO thấp nhất và chỉ số f cao.


Sử dụng bộ lọc phân cực

Bộ lọc phân cực chủ yếu giúp bạn giảm hoặc loại bỏ các ảnh phản xạ trên mặt nước và trên các tảng đá ẩm ướt. Ngoài ra, những lỗ mở trên bộ lọc phân cực còn cho phép bạn chụp ảnh ở tốc độ màn trập chậm hơn.

Sử dụng chân máy

Khi chụp với tốc độ màn trập chậm như thế thì bạn cần phải sử dụng chân máy. Nếu không, bạn có thể tạo ra một bức ảnh siêu mờ. Khi sử dụng chân máy, tránh gắn máy ảnh cheo leo trên cột đứng ở giữa đỉnh chân máy vì chân máy sẽ không vững.

Thiết lập hai độ phơi sáng: Một cho nước, một cho những thứ khác

Một lỗi thường gặp trong các ảnh chụp thác nước là sự xuất hiện của những vùng dư sáng. Điều này thường xảy ra ngay cả khi phong cảnh xung quanh bị thiếu ánh sáng. Vì vậy, hãy thử chụp hai bức ảnh với hai độ phơi sáng khác nhau: một cho nước và một cho cảnh xung quanh. Bức ảnh thứ nhất cần chỉnh độ phơi sáng sao cho nước gần như màu trắng, và bức ảnh thứ hai chụp dư sáng. Sau đó, bạn có thể kết hợp hai bức ảnh này trong Photoshop bằng cách sử dụng các layer mask (mặt nạ lớp).

Thay đổi theo mùa

Nguồn nước của thác sẽ giúp bạn xác định lưu lượng của thác nước, vì vậy việc xem xét nguồn gốc của thác nước là điều cực kỳ quan trọng. Nếu thác nước này chỉ yếu được tạo ra bởi tuyết, thì tốt nhất bạn nên chụp vào mùa xuân hoặc mùa hè. Bạn sẽ muốn chụp ảnh thác nước khi lưu lượng của dòng nước thật hoàn hảo cho bố cục mà bạn hình dung ra.

Coi chừng gió



Khi chụp ở tốc độ màn trập chậm, bạn nên chú ý đến chuyển động của các vật thể trong khung ảnh – chẳng hạn một nhánh cây đang đong đưa trong gió sẽ tạo thành một vệt mờ trong bức ảnh cuối cùng của bạn. Nếu trời gió to, có thể bạn sẽ cần điều chỉnh độ mở ống kính nhỏ hơn và ISO cao hơn một chút để chụp được phong cảnh xung quanh, còn khi chụp thác ước, hãy chuyển sang chụp với tốc độ màn trập chậm.

Chọn thời điểm rất quan trọng!

Bí quyết để có được bức ảnh thác nước đẹp thật đơn giản – đó là ánh sáng cân bằng. Tất cả mọi thứ trong cảnh chụp của bạn nên được chiếu sáng đồng đều. Vì hầu hết các thác nước đều được những cây cổ thụ to lớn che nên chụp ảnh thác nước vào buổi trưa thường dễ bị bóng và chói, tất cả những điều này sẽ tạo nên một thảm hoạ về độ phơi sáng! Thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thác nước là lúc bình mình, hoàng hôn, hoặc vào một ngày u ám khi ánh sáng dịu hơn và khuếch tán nhiều hơn.

(Sưu tầm)

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường

Chụp ảnh đời thường không hề dễ. Cả một thế giới hối hả chạy đua và bạn sẽ phải thực hành rất nhiều mới có thể chụp được những bức hình ưng ý về cuộc sống xung quanh. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi chụp ảnh đời thường.

1. Tìm điểm dừng chân hợp lý

Bạn có thể vừa cầm máy ảnh, vừa đi tản bộ trong thành phố để tìm kiếm góc hình hay những khoảnh khắc đẹp, nhưng rõ ràng thật khó để có thể vừa ngắm nghía xung quanh, vừa giơ được máy lên và chọn ngay được khung hình ưng ý.


Hãy đi chậm lại. Cứ mỗi vài chục mét, bạn nên dừng lại khoảng vài phút, nhìn ngắm xung quanh, chú ý từng chi tiết trước khi bước tiếp. Cứ vừa đi vừa dừng để nhìn và ngắm, sẽ có lúc bạn chớp được đúng khoảnh khắc để đời như bức ảnh Mona ở trên. Nếu cứ vừa đi vừa nhìn, bạn sẽ không thể kịp giơ máy và chắc chắn sẽ vuột mất cơ hội.

2. Chú ý đến đôi mắt

Nếu muốn cải thiện chất lượng ảnh chủ đề chân dung đời thường, hãy luôn chú ý đến đôi mắt của nhân vật. Mọi người có thể rất giỏi giấu cảm xúc trên khuôn mặt mình nhưng đôi mắt thì không bao giờ nói dối. Hãy tìm kiếm những cảm xúc thể hiện qua đôi mắt, bạn sẽ thấy nó hiệu quả thế nào khi lên ảnh.

Thêm vào đó, ánh mắt trực diện có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó có thể tạo một sự liên kết chặt chẽ cảm xúc của nhân vật. Mặc dù không phải ai cũng thích bị chụp ảnh trực diện nhưng đôi khi kiên nhẫn chờ cho tới khi họ hướng ánh mắt vào máy ảnh và chớp được khoảnh khắc này, bạn sẽ có một bức ảnh ưng ý trước khi đối tượng kịp có phản ứng nào đó.

3. Tập trung vào chi tiết

Chụp ảnh đời thường không nhất thiết cứ phải có người hoặc cả loạt người xuất hiện trong ảnh. Nên đơn giản hóa bằng cách tập trung vào những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt mà mọi người dễ bỏ qua. Hãy nhìn vào các chi tiết như bàn tay, ánh mắt, hay một phần trang phục của nhân vật và chụp cận cảnh các vật này. Đôi khi chỉ nhờ những thứ giản đơn mà ý tưởng và cảm xúc được thể hiện rõ rệt và mạnh mẽ hơn.

4. Chụp với ISO cao

Máy ảnh đời mới có chất lượng ảnh đáng kinh ngạc ngay cả với ISO cao. Vì thế, trừ khi chụp ngoài trời, nếu trong hoàn cảnh thiếu sáng, bạn hoàn toàn có thể chọn mức ISO lên tới 1.600 hay thậm chỉ 3.200 mà không phải quá lo lắng. Chụp với ISO cao giúp ảnh vẫn đạt độ nét với tốc độ cao và độ mở hẹp. Với các máy ảnh đời mới, bạn có thể thấy rằng chụp với ISO cao cũng có thể có được những bức ảnh đủ chất lượng, trừ một chút vấn đề với nhiễu.

Nhưng không phải cứ bị nhiễu hạt là ảnh không đẹp. Chỉ cần đảm bảo bạn không xử lý ảnh quá nhiều ở khâu hậu kỳ, bởi nhiễu có thể trở nên tồi tệ hơn và phá hỏng bức ảnh. Khi đã chụp với ISO cao, tốt nhất là nên chỉnh phơi sáng cho đúng để không phải xử lý ảnh hậu kỳ.

5. Chụp cảnh không người

Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh.
Chụp ảnh đời thường không có nghĩa là phải chụp người trên đường phố. Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh. Có rất nhiều cách thức để chụp ảnh mà không cần phải có người mà bạn vẫn thể hiện được một thông điệp liên quan.

Nhưng cũng đừng vì thế mà nhầm lẫn ảnh đời thường không người với ảnh quang cảnh đô thị. Ảnh thể loại quang cảnh đô thị chủ yếu diễn tả về không gian đô thị, chẳng hạn một tòa nhà hay một công trình nào đó. Còn ảnh đời thường là phải thể hiện một điều gì đó về con người. Ví dụ ảnh Layers of the City ở trên thể hiện sự thay đổi của khu Manhattan, cụ thể là vùng ngoại ô của East Village, hiện là vùng phát triển với tốc độ chóng mặt của thành phố. Nó thể hiện một quá trình lột xác từ một vùng nghèo khó trở thành một khu vực sẽ phát triển trong tương lai. Bức ảnh vì thế thể hiện một xu hướng nào đó về con người và thành phố chứ không chỉ là bức ảnh đơn thuần về một công trình xây dựng nữa.

6. Chụp ảnh đêm


Ban đêm là một trong những khoảng thời gian hợp lý để chụp ảnh đời thường. Nói chung, chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Khi chụp chủ đề này, tốt nhất không dùng đèn flash. Thay vào đó, hãy tận dụng ánh sáng từ cửa hàng, từ đèn đường... để tăng thêm hiệu ứng cho ảnh. Hãy sử dụng ISO cao nếu cần thiết.

7. Ghi lại những khoảnh khắc sẽ trở thành lịch sử

Ảnh đời thường cũng như rượu, càng để lâu càng có giá. Vì thế, hãy nghĩ về những cảnh vật hay khung cảnh có thể thay đổi, sẽ không như cũ trong vòng 2, 3, 10 hoặc thậm chí là 20 năm nữa. Ví dụ bức ảnh 4 người đọc sách, báo trên tàu điện ngầm ở trên. Mặc dù trông có vẻ bình thường nhưng với sự phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, hình ảnh như vậy chắc chắn sẽ biến mất trong vài ba năm tới, khi ai cũng có sách điện tử để đọc thay vì sách báo giấy, và lúc đó bạn sẽ chẳng thể nào có được những bức kiểu này.

(Theo VnExpress)

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Kiến thức cho người bắt đầu (2)

Chú ý đường chân trời

Tập thành thói quen đưa khung máy lên là đường chân trời phải nằm ngang đúng. Nếu bạn chưa quen, bật thước canh đường chân trời hoặc lưới chia ô trong menu để dễ dàng hơn, thậm chí với các máy ảnh lớn, người ta gắn thước thuỷ trên chỗ hotshoe gắn đèn để canh đường chân trời. Điều này giúp bạn tiết kiệm chỉnh sửa ảnh hậu kỳ, và nếu chỉnh thì sẽ cắt mất một số của khung ảnh.

Lấy nét tự động AF hay bằng tay Manuel


AF giúp bạn rất nhiều trong khi chụp ảnh, quá dễ dàng, nhưng có nhiều tình huống bạn nên lấy nét M sẽ tốt hơn. Trong các thể loại ảnh như macro, close-up, chụp sản phẩm, chụp đua xe, ... lấy nét M tốt hơn.

Chọn tiêu cự ống kính

Ống góc rộng tạo ấn tượng về khoảng cách giữa các thành phần trong ảnh, trong khi đó ống kính tele đặc tả đối tượng hơn. Vị trí của bạn đứng đến chủ thể là quan trọng để tính toán, chứ không chỉ là lựa chọn tiêu cự trong mọi trường hợp. Và, tuỳ theo đối tượng chụp mà bạn chọn tiêu cự ống kính phù hợp.

Di chuyển đổi góc chụp

Các anh lớn vẫn dạy mình nên di chuyển liên tục chụp và tìm góc khác để chụp. Thường thì nhiều người bấm máy rồi, lại đưa máy lên ngắm để chụp lại, ảnh na ná giống nhau rất nhiều. Nên di chuyển sau khi bấm máy. 

Chọn Mode phù hợp

Chọn chụp tự động, ưu tiên khẩu độ để kiểm soát trường ảnh hay ưu tiên tốc độ màn trập, hay làm chủ cả hai. Thật ra, không phải lựa chọn để tiện dụng hay nhanh, mà tuỳ thuộc vào thói quen, hoàn cảnh ánh sáng và ý đồ của bức ảnh mà mình muốn nữa.

Đọc biểu đồ histogram


DSLR cho phép kiểm tra lại ánh sáng của ảnh với biểu đồ histogram. LCD có thể bị sai lệch nhưng biểu đồ là cách duy nhất chính xác giúp bạn kiểm soát ánh sáng.

Chọn tốc độ khung hình khi quay video

Các máy ảnh SLR hầu hết có chức năng quay video. Mặc định tiêu chuẩn Pal 25fps (khung/giây). Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo một hiệu ứng chuyển động chậm (slow-movie) thì bạn có thể chọn 50fps, và khi phát lại với tốc độ 25fps thì hiệu ứng cũng thú vị.


(Theo tinhte)

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Kiến thức cho người bắt đầu (1)

Từ những chia sẻ của nhiều người chụp ảnh, qua các chuyến đi, chúng ta có những đúc kết những kinh nghiệm của họ có thể giúp phần nào cho việc chụp ảnh được tốt hơn.

Luôn kiểm tra các thiết lập (setting) máy ảnh


Anh bạn khi chụp hừng đông ở cảng cá Mỹ Tân (Ninh Thuận) xong, cùng mọi người lên đồi cát chụp cảnh. Khi xong ở đồi cát, lên xe và xem lại ảnh trong máy thì hỡi ơi, trắng xoá tất cả. Do vội vàng và bị cuốn hút bởi cảnh, quên điều chỉnh lại ISO trước đó rất cao. Luôn kiểm tra lại các thông số và thiết lập lại trước khi bấm máy, khoảnh khắc qua mất không thể vãn hồi.

Format định dạng lại thẻ, không chỉ xoá

Tình trạng chụp xong, gắn vào máy tính, thẻ nhớ không đọc được là xảy ra rất nhiều. Chức năng format của máy ảnh là định dạng lại thẻ và thiết lập một số thông tin của máy vào thẻ. Xoá ảnh để trống thẻ chụp tiếp là chưa đủ. Theo kinh nghiệm nhiều người là format thẻ để giảm thiểu tình trạng thẻ không hiểu file ảnh.

Update firmware (cập nhật phần mềm cho máy ảnh)

Phần mềm trong máy ảnh có nhiệm vụ xử lý ảnh, quản lý các thiết lập thông số và những tính năng tự động. Các hãng sản xuất luôn nâng cấp phần mềm cho các dòng máy hoàn thiện hơn, nên theo dõi để cập nhật.

Quản lý pin

Nếu cứ nghĩ pin trong máy ảnh còn đầy, thì sẽ có khi ra đến nơi chụp, bạn sẽ phải tìm chỗ xạc. Trước một chuyến đi, kiểm tra pin và nên có pin dự phòng nếu nhu cầu thấy cần thiết.

Thiết lập kích thước file ảnh

Thường thì bạn sẽ chụp ở độ phân giải cao nhất mà máy ảnh cho phép, bất kể chụp gì. Nhưng, nếu nhu cầu chỉ cần kích thước nhỏ hơn, bạn giảm độ phân giải để đạt được tốc độ chup nhanh hơn. Chẳng hạn chụp ảnh thể thao, sự kiện, tốc độ chụp khá quan trọng.

Chọn định dạng Raw, Jpeg hay cả hai?

Nếu bạn có ý định hậu kỳ ảnh nhiều, Raw là chọn lựa tốt nhất để file ảnh có độ bit cao. Dĩ nhiên là file Raw kích thước lớn, đòi hỏi nhiều thời gian và khả năng xử lý của máy. Nếu bạn file Jpeg, là file ảnh nén và đã được “chế biến” phần nào về màu, bạn có thể dùng nó để chia sẻ ngay tức thì. File Jpeg ở phần hậu kỳ không thể sửa được nhiều về màu sắc và ánh sáng. Và, nếu thẻ nhớ có dung lượng lớn, nhu cầu vừa chia sẻ ngay file jpeg và file raw để chỉnh sửa thêm khi về này, tại sao bạn không chọn chụp cả hai file với hai định dạng ảnh? Và, có một số máy ảnh có hai khe thẻ, bạn có thể quy định mỗi khe một định dạng ảnh song song cho mỗi cú bấm máy.

Thử nghiệm với các thiết lập


Thời gian dành cho việc thử nghiệm một số thiết lập là rất quan trọng. Vội vã chưa chắc đã có ảnh ưng ý. Xác định tiêu cự cần chụp, khẩu độ tương ứng với độ sâu trường ảnh mong muốn, iso nào phù hợp, cân bằng trắng để xem tuỳ chọn nào là phù hợp nhất với từng hoàn cảnh ... bởi vì cảm quang của máy ảnh luôn có giới hạn. Bạn có thiết lập càng gần chính xác với các thiết lập phù hợp cho hoàn cảnh chụp, cũng có nghĩa bạn biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của thiết bị, làm chủ nó. Đây chẳng phải là cố gắng tìm kiếm một bức ảnh hoàn hảo, mà là những thử nghiệm thiết lập giúp bạn hiểu rõ chiếc máy bạn đang dùng hơn.

Không tiết kiệm cái chân 3 càng (tripod)

Tuỳ theo ngân sách, và tuỳ theo nhu cầu thực tế, chân máy là phụ kiện phải sắm, càng tốt càng tốt... Có rất nhiều hoàn cảnh phải sử dụng chân máy, có nhiều kỹ thuật chụp đòi hỏi phải gắn máy lên cái chân 3 càng.


(Theo tinhte)

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Cách chụp ảnh hoa cỏ

Thiên nhiên đến mang theo những loài đẹp, độc nhất chỉ có trong năm, hoa đào mang sắc hồng tự nhiên, mai vàng khoe sắc thắm, thủy tiên trắng trong tinh khiết… đem đến nguồn cảm hứng dạt dào cho những khuôn hình trong nghệ thuật nhiếp ảnh.
Để giúp bạn dễ dàng ghi lại những bức hình đẹp về hoa cỏ, dưới đây là 6 mẹo nhỏ nhưng rất cần khi chụp ảnh hoa.

Chọn ống kính

Chế độ macro trên máy ảnh compact và ống kính macro cho máy ảnh DSLR rất thích hợp để chụp ảnh hoa với thể loại Close-up, chụp cận cảnh đặc tả. Chế độ này cho phép bạn tiến gần đến cảnh vật và lấy nét, làm chủ thể được phóng to tràn đầy khuôn hình mang lại cái nhìn khá lạ mắt. Một điểm lưu ý khi chụp với chế độ mày là độ sâu trường ảnh nhỏ, hạn chế khoảng nét.


Để và tách riêng một bông hoa với khung cảnh xung quanh, nên sử dụng ống kính tele. Với ống kính này, ta có thể thiết lập cùng một khẩu độ mở lớn sẽ giúp xóa phông nền và tập trung sự chú ý của người xem vào bông hoa. Đây là kỹ thuật tuyệt vời khi muốn chụp những bức ảnh ấn tượng bằng máy ảnh cá nhân.
Nhưng đừng để việc thiếu chế độ/ống kính macro và ống kính tele ảnh hưởng đến việc chụp hoa. Ngay cả khi bạn chỉ có ống kính kit đi kèm với máy, vẫn có thể chụp một bông hoa nổi bật trong một khóm hoa với khẩu độ mở lớn nhất hay những góc máy lạ như hất máy lên và úp xuống.

Mang theo chân máy

Sử dụng chân máy bất cứ khi nào có thể là cách hạn chế tối đa việc rung hình và mất nét khi chụp hoa. Nhờ đó, bạn có thể chủ động di chuyển những bông hoa theo ý đồ hay đảm bảo ISO thấp bằng tốc độ chậm.

Chọn thời gian và ánh sáng

Mặc dù bình minh và hoàng hôn là thời điểm đẹp nhất để chụp ảnh nhưng với hoa, đây không phải là thời điểm lý tưởng nhất. Trời nắng cũng không phải là điều kiện thích hợp để chụp ảnh hoa , tại những thời điểm này, độ bão hòa màu cao, những cánh hoa rất dễ sai màu và ánh sáng quá mạnh sẽ tạo bóng, làm mất vẻ dịu dàng và mỏng manh của hoa.
Do đó, thời điểm tối nhất để chụp hoa cỏ là khi trời nhiều mây hoặc chụp hoa trong bóng râm. Đây là điều kiện ánh sáng khuếch tán, tản đều, không tạo bóng. Nếu thời tiết không thuận lợi, có thể sử dụng ô hay mũ để che ánh nắng, tạo bóng râm cho bông hoa. Bạn cũng có thể sử dụng đèn Flash chuyên dụng, có cường độ ánh sáng vừa phải hay sử dụng flash thường với một thiết bị tản sáng, giúp hình ảnh không bị bóng đen đậm.

Tự điều chỉnh thông số

Việc tự điều chỉnh máy và cài đặt thông số chụp sẽ hiệu quả hơn khi để máy tự quyết định trong trường hợp này vì những bông hoa ở dạng tĩnh nên bạn có rất nhiều thời gian chủ động. Đặc biệt, các thông số như tốc độ và khẩu độ có thể thay đổi để cho ra kết quả hình ảnh khác nhau. Bạn có thể điều chỉnh máy với những lưu ý sau:
- Cài đặt ISO thấp từ 100 – 200 để có chất lượng hình ảnh cao nhất và giảm tối đa hạt nhiễu.
- Có thể chụp ảnh RAW để các chi tiết hình ảnh được đảm bảo cho việc xử lý hậu kỳ.
- Thiết lập cân bằng trắng với ánh sáng ban ngày.
- Sử dụng chế độ chụp một ảnh, không sử dụng chế độ chụp liên tục.
- Sử dụng khẩu độ nhỏ (f/8, f/11, 1/16) khi muốn có khoảng nét dày hơn, mặc dù chụp cận cảnh luôn tạo độ nét nông khá rõ ràng.
- Sử dụng khẩu độ lớn nhất có thể (f/4, f/8, f/2…) khi muốn nhất mạnh chủ thể trên một nền mờ.

Phông nền

Để chụp đẹp một bông hoa, phần phông nền cũng là yếu tố quyết định hình ảnh sau này. Dĩ nhiên, bông hoa luôn phải nổi bật trên phần nền được làm mờ bằng thủ pháp sử dụng ống kính tele hay khẩu độ mở lớn. Nhưng với phông nền không hợp tông màu hay quá lộn xộn có thể làm hỏng cả bức ảnh. Bạn có thể cải thiện tình huống này bằng cách dùng một tấm bìa đặt làm phần nền phía sau bông hoa. Màu trắng sẽ mang lại cảm giác chân thực, tự nhiên trong khi những màu sắc thích hợp có thể bổ trợ cho màu hoa thêm nổi bật.

Xem dự báo thời tiết

Như bạn đã biết, thời tiết u ám, có mây sẽ tạo ánh sáng phân tán thuận lợi chụp hoa hơn ngày trời nắng. Ngoài ra, cần lưu ý đến gió, “kẻ thù” khi chụp hoa. Một cơn gió nhẹ dễ dàng làm những bông hoa lay chuyển, khiến bông hoa lệch khỏi khuôn hình hoặc bị rung, mờ. Để tránh hiện tượng này, bạn có thể sử dụng một giá kẹp, giữ ổn định bông hoa tránh những cơn gió bất ngờ.
Với những cơn gió lớn và liên tục, có lẽ biện pháp tốt nhất là đưa hoa vào trong nhà. Ta có thể chụp động ánh sáng và tránh được thời tiết không thuận lợi.

Thêm hiệu ứng


Bạn có thể sử dụng bình xịt nước để tạo thêm sương phủ lên những bông hoa. Và thêm một vài giọt nước sẽ giúp những bông hoa tươi tắn hơn, có thêm sức sống.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

11 cách chụp ảnh phong cảnh

Làm sao để có những bức ảnh chụp phong cảnh đẹp luôn là câu hỏi với những người có sở thích đi du lịch và chụp ảnh. Dưới đây là những lời khuyên dành cho người thích đi đây đó chụp ảnh thiên nhiên.

1. Tối đa hóa độ sâu trường ảnh

Để cho bức ảnh trở nên sáng tạo một số người thử nghiệm chụp ảnh phong cảnh với độ sâu trường ảnh thấp, tuy nhiên phương pháp thường được dùng là lấy nét càng nhiều cảnh càng tốt. Cách đơn giản nhất là chọn khẩu độ nhỏ (thông số lớn), khâu độ càng nhỏ thì trường ảnh càng sâu.
Nhớ rằng khẩu độ nhỏ cũng có nghĩa là ít ánh sáng đi vào bộ cảm biến (sensor), vì thế bạn cần bù trừ cho “thiệt hại” này bằng cách tăng thông số ISO hoặc tăng tốc độ chụp (hoặc cả 2). Tất nhiên có những lúc bạn chụp rất đẹp với DOF rất nhỏ khi chỉnh về chế độ chụp phong cảnh.

2. Sử dụng chân máy ảnh (tripod)
Khẩu độ nhỏ, tốc độ đóng máy nhanh, điều tiếp theo là làm sao để giữ máy thật ổn định trong suốt quá trình phơi sáng. Thực ra ngay cả khi bạn có khả năng chụp với tốc độ đóng máy nhanh thì bạn vẫn nên dùng chân máy (tripod). Để máy thêm ổn định, bạn có thể sử dụng thêm dây cáp hoặc điều khiển từ xa.

3. Tìm kiếm tiêu điểm

Tất cả mọi bức ảnh đều cần một tiêu điểm và ảnh phong cảnh cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, ảnh phong cảnh không có tiêu điểm trông rất trống rỗng, người xem không tìm được điểm dừng cho ánh nhìn. Tiêu điểm có thể là bất kỳ điểm nào trong cảnh bạn định chụp, từ một tòa nhà, cái cây, tảng đá hay bóng, v.vv. Đừng chỉ tập trung suy nghĩ tiêu điểm là cái gì mà còn phải chú ý đặt tiêu điểm ở đâu.

4. Cảnh gần

Một yếu tố làm nên một bức ảnh đẹp là cảnh gần và cách đặt vào vị trí thu hút ánh mắt của người xem. Để làm được điều này bạn nên tạo cảm giác về độ sâu trong bức ảnh bằng cách nâng đường chân trời lên hoặc tạo các đường dẫn đến độ sâu của ảnh.

5. Chú ý đến bầu trời


Một yếu tố cần để ý đến là bầu trời trong phong cảnh. Hầu hết các cảnh đều phải có cảnh gần hoặc bầu trời choán gần hết bức ảnh – bức ảnh của bạn phải có một trong hai yếu tố này, nếu không bức ảnh trông sẽ khá nhàm chán.
Nếu bầu trời không có gì đặc biệt thì đừng để nó chiếm quá nhiều chỗ trong bức ảnh, đặt đường chân trời ở 1/3 trên của ảnh (tuy nhiên phải chắc chắn rằng cảnh gần đủ hấp dẫn). Nếu bầu trời trông “hay” với các đám mây hình dạng khác nhau hoặc có màu đẹp thì hãy để nó tỏa sáng với đường chân trời đặt ở 1/3 dưới của ảnh. Tăng hiệu ứng của bầu trời bằng cách xử lý ảnh sau chụp hay là sử dụng kính lọc (ví dụ kính lọc phân cực làm tăng màu và tương phản).

6. Đường thẳng

Trước khi chụp ảnh phong cảnh bạn hãy tự hỏi “Làm thế nào để có thể dẫn dắt ánh mắt người xem vào bức ảnh?” Có rất nhiều cách để thực hiện điều này (chụp cận cảnh là một ví dụ) nhưng một trong những phương pháp tốt nhất là tạo ra các đường thẳng thu hút cái nhìn của người xem vào bức ảnh.
Các đường thẳng tạo ra độ sâu trường ảnh, tỉ lệ và là trọng tâm của bức ảnh, bản thân nó cũng tạo nên họa tiết của tấm hình.

7. Chụp chuyển động

Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết mọi người đều chụp ảnh tĩnh và bị động – tuy nhiên phong cảnh thì hiếm khi hoàn toàn tĩnh, đặt một vài chuyển động vào trong ảnh sẽ tạo ra cảm xúc và điểm nhấn. Ví dụ: gió xào xạc qua tán cây, sóng vỗ rì rào bên bờ biển, dòng nước chảy róc rách, chim bay lượn, mây trôi lững lờ.
Nhìn chung khi chụp được những chuyển động này bạn cần tốc độ đóng máy nhanh (đôi khi là vài giây). Đồng thời nhiều ánh sáng đi vào cảm bộ nên phải để khẩu độ nhỏ, sử dụng kính lọc hoặc chụp vào lúc sáng sớm hoặc xẩm tối khi có ít ánh sáng.

8. Xử lý thời tiết

Một cảnh có thể thay đổi hoàn toàn khác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì thế lựa chọn đúng thời điểm chụp rất quan trọng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề nghĩ rằng bầu trời đầy nắng là thời gian tốt nhất để chụp ảnh ngoài trời. Tuy nhiên nếu dự báo thời tiết báo có mưa thì bạn đang nắm trong tay cơ hội có những bức ảnh với cảm xúc thật và có gì đó hơi ảm đạm. Tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, các đám mây dày, tia nắng rọi qua bầu trời tối đen, cầu vồng, bình minh, hoàng hôn, v.vv và sáng tạo các cách chụp khác nhau thì tốt hơn nhiều so với việc chờ đợi một ngày nắng vàng trời xanh khác.

9. Giờ vàng


Có một số nhiếp ảnh gia chỉ chụp vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, như là lúc chạng vạng chẳng hạn, bởi vì đó là lúc ánh sáng đẹp nhất và phong cảnh trở nên sống động. Ánh sáng trong “giờ vàng” tạo ra các góc đẹp, các họa tiết lạ, các chiều không gian thú vị.

10. Đường chân trời

Mẹo cũ nhưng hiệu quả: Trước khi chụp ảnh phong cảnh, luôn đặt ra 2 câu hỏi về đường chân trời: Đường chân trời có thẳng không? Mặc dù có thể xử lý sau khi chụp, tốt hơn hết là đặt máy ảnh sao cho đường chân trời thẳng.
Đường chân trời được đặt ở đâu? Một đường chân trời tự nhiên nên được đặt ở 1/3 trên hoặc dưới của bức ảnh, không nên đặt ở chính giữa. Tất nhiên bạn có thể phá vỡ quy tắc, song định luật 1/3 tỏ ra khá hiệu quả trong phần lớn các bức ảnh.

11. Thay đổi cách nhìn

Vô số các nhiếp ảnh gia xách máy đi chụp ảnh phong cảnh, vô số các bức ảnh phong cảnh đã được chụp. Nếu chỉ làm theo các bước hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể chụp ảnh đẹp, ưa nhìn chứ chưa đến mức làm người khác phải trầm trồ. Hãy tích cực suy nghĩ trước khi chụp – tìm một tiêu điểm thật đẹp. Bạn có thể bắt đầu với việc tìm kiếm một địa điểm ít người đặt chân đến, khá phá thiên nhiên xung quanh và thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau.

Theo Digital photography school

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh (2)

8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.


9. Manuel
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.

10. Cơ chế đo sáng của máy Nikon
Đo sáng là việc quan trọng của chụp ảnh và máy ảnh, trước khi nghĩ đến tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính, độ nhạy sáng cảm quang... thì cần đo sáng đã. Bảng sau chỉ là tổng hợp lại hệ thống đo sáng để tiện sử dụng với nhiều hoàn cảnh, nhiều loại đối tượng chụp và nhiều dòng máy.

11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.


12. Mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Bạn có thể tham khảo nguồn tài nguyên trên internet với rất nhiều cách tạo dáng mẫu chụp chân dung bạn gái.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon và Nikon
Một so sánh nhỏ hai nút chọn “cơ chế” chụp của Nikon D3100 và Canon 550D. Lựa chọn thương hiệu và sở thích hoặc thói quen... đôi khi cũng nên làm một so sánh vui vẻ nhưng nhiều điều lòi ra.


14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.


15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.



Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh (1)

Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm được gọi là dân nhà nghề chia sẻ 5 đường 7 nẻo. Dưới đây là 15 stick hỗ trợ những bạn mới phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi cầm máy ảnh. Mình cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn save cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.

1. Thang nhiệt độ màu


Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? - Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc...phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm... cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB - white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.

2. Độ sâu trường ảnh


Dof (depth of field - tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.

3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture - khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed - tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain - độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).


4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.


5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.



6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình


7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.



Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

11 mẹo chụp ảnh đẹp với ánh sáng yếu

Nhiếp ảnh đã mang danh nghệ thuật “vẽ bằng ánh sáng”, do đó, việc chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng (khi không có đèn flash) tưởng như rất khó thực hiện.Để giúp các bạn có được những hình ảnh sắc nét khi chụp ảnh với nguồn sáng yếu, dưới đây là 11 mẹo hữu ích cho kỹ thuật chụp ảnh này.

Tăng ISO

ISO là khả năng nhạy sáng của máy, ISO càng cao khả năng bắt sáng càng tốt hơn, đảm bảo cho tốc độ màn trập cao hay khẩu độ mở nhỏ hơn. Tuy nhiên, ISO cao tương đương với việc khả năng khử nhiễu của máy kém đi, các hạt nhiễu xuất hiện nhiều hơn, hình ảnh không còn sắc nét. Trước đây, khi dùng máy ảnh phim để chụp ảnh hoàng hôn hay chụp ảnh trong phòng, các tay máy phải thay đổi phim ISO sử dụng cho máy, nhưng ngày nay việc điều chỉnh và thay đổi ISO trên máy ảnh kỹ thuật số tiện ích và đơn giản hơn rất nhiều để xử lý nhanh trong mọi tình huống.

Để chụp ảnh với nguồn sáng yếu mà không muốn sử dụng đèn Flash, nên đặt ISO của bạn ở mức ISO 400 hoặc 800, mức ISO này sẽ giúp bạn nhận được nhiều ánh sáng hơn ở thiết lập ISO 100 hay 200 và đảm bảo cho hình ảnh ít hạt nhiễu hơn những ISO cao như 1.600 hay 3.200…

Sử dụng tốc độ màn trập thấp

Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật nhiếp ảnh thì “thời gian lộ sáng càng lâu hình ảnh sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn”. Dó đó, để chụp khung cảnh thiếu sáng bắt buộc ta phải sử dụng tốc độ màn trập thấp hơn mức tối thiểu như 1/15s, 1/8s, 1/2s, 1s… Nhưng những tốc độ này sẽ khiến hình ảnh rất dễ rung, nhòe và mất nét.

Sử dụng chân máy và tính năng giảm rung


Khi bắt buộc sử dụng tốc độ màn trập thấp, không có phương pháp chống rung hình nào tốt hơn là sử dụng chân máy. Bạn cũng có thể đặt máy trên một bức tường, ghế hay một vị trí thật chắc chắn để chụp hình . Nên sử dụng chế độ hẹn giờ để hình ảnh không bị rung do ngón tay chạm vào nút bấm.
Cách tiếp theo là sử dụng chế độ ổn định hình ảnh trên ống kính hay máy ảnh có tính năng chống rung hình ảnh. Tuy nhiên, chế độ này chỉ có tác dụng với những tốc độ thấp hơn 1/8s cùng ống kính tiêu cự trung bình.

Điều chỉnh khẩu độ

Khẩu độ sẽ có thông số tương ứng khi bạn sử dụng tốc độ màn trập và ngược lại. Khẩu độ mở lớn hơn tương ứng với tốc độ cao hơn, trong khi khẩu độ nhỏ tương ứng với tốc độ thấp.
Nếu muốn chụp những hình ảnh chân dung trong nguồn sáng yếu, bạn có thể mở khẩu độ tối đa để thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo cho tốc độ chụp và có phông nền mềm mịn, đẹp. Còn nếu muốn chụp ảnh phong cảnh thì khẩu độ mở nhỏ sẽ giúp hình ảnh nét sâu hơn, nhưng lúc này tốc độ màn trập thấp phải sử dụng đến chân máy.

Ống kính độ mở lớn

Nếu sử dụng máy ảnh DSLR bạn có thể chủ động chọn cho mình một ống kính thích hợp cho việc chụp ảnh thiếu sáng. Những ống kính đó phải có độ mở lớn như f/3.5, f/2.8, f/2 hay f/1.8 và f/1.2. Tương tự lời khuyên thứ, khẩu độ mở càng lớn bạn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn và đảm bảo tốc độ chụp để có hình ảnh sắc nét.

Sử dụng các nguồn ánh sáng khác

Trong trường hợp không có đèn flash, hãy thử kế hợp với những nguồn sáng mà bạn có sẵn như đèn học, ngọn nến hay đèn pin… Ánh sáng yếu của những thiết bị này cũng có thể mang lại cho bạn những bức hình lạ mắt.

Điều chỉnh cân bằng trắng

Chụp với những nguồn sáng yếu, hình ảnh của bạn khi in ra rất dễ thiếu các chi tiết, màu sắc ngả về vàng cam hay màu xanh nhờ nhờ. Do đó, việc điều chỉnh cân bằng trắng trên máy trước khi chụp rất cần thiết.
Bạn có thể điều chỉnh cân bằng theo nhiệt độ Kelvin (K) trên máy ở mức 3000K-4000K tùy từng khung cảnh hay cân bằng trắng theo mặc định có sẵn trên máy tùy theo cảnh và ánh sáng đèn.

Chụp ảnh đen trắng


Nếu không thể lựa chọn cài đặt cân bằng trắng phù hợp với nguồn sáng yếu, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang dạng ảnh đen trắng để lấp đi yếu điểm của màu sắc.

Chụp ảnh RAW

Ở định dạng ảnh RAW bạn sẽ có bức hình chất lượng cao hơn, hình ảnh sắc nét hơn khi chụp với định dạng JPEG. Và sau khi có bức ảnh dạng RAW, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa. Vì thế, nếu có thể hay chụp ảnh RAW trong trường hợp thiếu ánh sáng.

Xử lý hình ảnh

Sử dụng các phầm mềm chỉnh sửa có thể giúp tăng sáng cho bức ảnh, giảm hạt nhiễu khi chụp với ISO cao, chuyển ảnh sang dạng đen trắng và điều chỉnh độ tương phản, độ sáng, bóng đổ, độ sắc nét… Nhưng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà hãy bắt đầu bằng những kỹ thuật chụp để có bức ảnh đẹp ngay từ ban đầu.

Thử nghiệm và thực hành

Với những người mới, việc làm chủ ánh sáng khi chụp trong khung cảnh thiếu sáng là điều rất khó. Nhưng hãy bắt đầu bằng cách chụp các đối tượng đứng im (để tránh nhòe hình). Sau đó, hãy thử với các thiết lập khác nhau, các thông số kỹ thuật khác nhau và chụp thật nhiều khung cảnh để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Chắc chắn những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chụp trong những điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Chụp ảnh đẹp với máy ảnh compact

Với ưu thế nhỏ gọn và dễ dùng, những chiếc máy ảnh compact trở thành thiết bị công nghệ không thể thiếu trong các chuyến du lịch của nhiều độc giả.

Làm chủ máy compact


- Lấy nét chậm khi thiếu sáng dẫn đến out nét: đây là yếu điểm chung của máy compact. Cách khắc phục khá đơn giản,thông thường máy ảnh có 2 nấc bấm chụp, nhấn nhẹ ½ là lấy nét, trong trường hợp thiếu sáng thì máy sẽ lấy nét khá chậm, bạn phải kiên nhẫn chờ cho máy báo nét xong mới nhấn chụp để có được bức ảnh đúng nét. Mẹo nhỏ để hỗ trợ tốc độ lấy nét nhanh hơn là chiếu đèn pin hay nguồn sáng bất kỳ vào đối tựơng chụp để máy lấy nét dễ dàng hơn. Nếu máy ảnh có chế độ lấy nét tay thì nên tận dụng dù khả năng lấy nét tay trên máy ảnh compact khá bất tiện, nhiều trường hợp ánh sáng phức tạp máy ảnh sẽ không lấy nét được.
- Vấn đề ống kính: ống kính của máy ảnh compact thường có độ nét không cao và thiếu sáng ở zoom xa, méo ở góc rộng. Lời khuyên là không nên chụp ở góc rộng nhất hay zoom xa nhất khi có thể để tối ưu nhất độ nét của ống kính, tiến đến gần vật thể để chụp hơn là sử dụng zoom, và tránh chụp ở độ rộng tối đa khi không cần thiết để ảnh không bị cong góc. Ống kính có zoom quang 3-5x là chuẩn nhất, các máy ảnh compact ống kính siêu zoom sẽ làm bạn thất vọng với độ nét không như mong đợi.
- Mắt đỏ khi chụp đêm: đơn giản chỉ cần bật chế độ chống mắt đỏ trong máy, bật flash ở chế độ chống mắt đỏ hay yêu cầu đối tượng chụp không nhìn trực tiếp vào ống kính mà nhìn qua vai của người chụp.
- Nhẹ nên hay bị rung khi chụp: khắc phục bằng chân máy
- Chất ảnh không cao và không nét: chỉ có thể khắc phục bằng phần mềm, nhưng nếu ánh sáng tốt thì bạn hoàn toàn có thể chụp được các bức ảnh đẹp, do đó cần lưu ý đến ánh sáng khi chụp. Hãy cố gắng chụp được bức ảnh tốt nhất trước khi sử dụng đến các phần mềm xử lí ảnh.

Để chụp đẹp hơn


- Quên đi chế độ Auto: hầu hết người dùng luôn để chế độ Auto hoàn toàn để chụp ảnh, dù thông minh nhưng máy ảnh không thể hiểu được hoàn toàn ý đồ của người chụp, máy ảnh chỉ đơn giản hiểu ảnh đúng nét, đủ sáng, cân bằng trắng chính xác là đẹp. Do đó, trong nhiều trường hợp ảnh bị dư, thiếu sáng cân bằng trắng không đúng… Đơn giản nhất là bạn chỉ cần bật sang chế độ chụp P để có thể yêu cầu máy bật/tắt flash, chụp thiếu hay dư sáng, chọn chế độ cân bằng trắng nào là phù hợp… Ngoài P thì có nhiều chế độ chụp ảnh cho người dùng chọn để máy hiểu chính xác đang chụp những gì và chụp như thế nào mới đúng với yêu cầu người chụp. Các chế đô hữu ích như chụp ảnh đêm, chân dung, chụp ngoài trời nắng, chụp trong nhà, chụp trẻ nhỏ… đôi khi bạn bất ngờ với những chế độ tự động sẵn có của máy. Nếu khéo léo sử dụng thì bạn có thể chụp không thua các nhà nhiếp ảnh đầy kinh nghiệm.
- Tận dụng các hiệu ứng và bộ lọc có sẵn trong máy: các hiệu ứng sáng tạo và bộ lọc màu là ưu thế tuyệt đối trước máy ảnh chuyên nghiệp. Các máy ảnh ngày nay có khá nhiều hiệu ứng giả lập thú vị ấn tượng như hiệu ứng thu nhỏ, hiệu ứng mắt cá, hiệu ứng màu sắc… bạn nên thử nghiệm và tận dụng các hiệu ứng này để nâng cao khả năng cảm nhận và sáng tác ảnh và hãy tin rằng để có được các hiệu ứng như vậy trên máy chuyên nghiệp thì các nhà nhiếp ảnh phải có nhiều kinh nghiệm và khá nhiều thiết bị phù hợp và đắt tiền.
- Thử tham khảo những phong cách ảnh của mọi nguời và tìm cho mình một phong cách hay hướng đi phù hợp nhất. Hãy tạo nét lạ trong ảnh để mọi nguời nhớ đến mình như chuyên chụp phong cảnh, thức ăn, người, macro hay chụp các thể loại riêng chưa ai chụp làm bạn thích thú. Đặc biệt tạo dấu ấn của mình vào bức ảnh sẽ làm cho mọi nguời chú ý đến ảnh của bạn hơn.
- Thử nghiệm tất cả các khả năng của máy, tham khảo những kinh nghiệm của người khác… để phát huy tối đa chiếc máy ảnh bình dân của mình. Có thể bạn không biết, nhiều nhà nhiếp ảnh gây ấn tượng với người khác bởi các bức ảnh khác lạ chụp bằng máy ảnh compact.
Nếu đang sở hữu một máy ảnh compact bình dân, bạn đừng ngại thử nghiệm và khoe các góc nhìn riêng của mình, chắc chắn là khi đã hiểu được chiếc máy ảnh thân yêu của mình và không ngại thử nghiệm thì ảnh của bạn sẽ hấp dẫn cả những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp.

Phụ kiện cần có

Không như các máy ảnh ống kính rời khác, máy ảnh comact có khá ít phụ kịện cần trang bị, bạn chỉ có thể trang bị thêm thẻ nhớ, pin phụ, đèn flash rời (nếu máy có hỗ trợ), chân máy, túi bảo vệ… một trong những bí quyết chụp được ảnh đẹp bằng máy ảnh compact chính là chân máy. Trong nhiều trường hợp, chân máy sẽ cho ra các bức ảnh ấn tuợng nhờ khả năng chống rung tốt trong nhiều trường hợp sẽ làm bạn bất ngờ. Chân máy còn giúp bạn luôn có mặt trong bức ảnh với chế độ chụp hẹn giờ.
Túi máy ảnh giúp bạn bảo vệ máy ảnh tránh khỏi các va đập tốt hơn và tiện lợi hơn khi mang theo. Trong khi những phụ kịên khác như thẻ nhớ, pin phụ giúp bạn không bỏ lỡ các khoảnh khắc đẹp. Với những máy ảnh hỗ trợ đèn flash rời thì hãy tận dụng vì flash là phụ kiện khá quan trọng sau chân máy để chụp được các bức ảnh đẹp.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

4 cách kéo dài thời lượng pin máy ảnh

Duy trì thời lượng pin tối đa cho máy ảnh sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn đạt hiệu quả trong việc tăng thời lượng pin.

Tắt chế độ xem lại ảnh



Đây là cách tiết kiệm năng lượng rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần tạm thời tắt không sử dụng flash sẵn có của máy và chế độ Live View, ngắm trực tiếp khung cảnh sẽ chụp.

Đôi khi chỉ cần một thao tác nhỏ tiết kiệm năng lượng cho pin, bạn sẽ “lợi quả” không ngờ
Việc chuyển sang sử dụng tùy chỉnh lấy nét bằng tay thay vì lấy nét tự động (AF) cũng giúp bạn giữ thời lượng pin lâu hơn. Tuy nhiên, cách tốt nhất để kéo dài khả năng chinh chiến của pin máy ảnh chính là tắt chế độ duyệt ảnh sau khi chụp. Tất nhiên, bạn sẽ không thể xem lại ngay những bức ảnh mới chụp trên màn hình LCD như vẫn làm.

Giải pháp tốt nhất tiết kiệm pin là tắt chế độ duyệt ảnh sau khi chụp. Việc duyệt ảnh sẽ thêm phần hồi hộp, hấp dẫn sau khi chụp xong, chuyển qua xử lý hậu kỳ.

Đặt chế độ tự động tiết kiệm năng lượng

Một mẹo khác để tiết kiệm pin là đặt tùy chọn menu Auto Power Off về mức tối thiểu cho phép. Thao tác này sẽ chuyển máy ảnh của bạn sang chế độ tiết kiệm năng lượng được thiết kế sẵn trong thiết bị. Ngay khi bạn giữ tay (half-press) trên nút chụp, máy sẽ tự động chuyển lại chế độ thường như cũ.

Tắt tiếng bíp



Có thể một số giải pháp bạn đang tìm cách thực hiện không hẳn đã giải được bài toán tiết kiệm năng lượng một cách triệt để, tuy nhiên bạn vẫn nên nỗ lực tối đa. Chẳng hạn, bạn có thể tắt chế độ ổn định hình ảnh nếu đang dùng chân đế.
Ngoài ra, tắt tiếng bíp báo mỗi lần lấy nét chính xác ở trên menu chính cũng là một giải pháp ít nhiều giúp bạn giữ thời lượng pin hoạt động lâu hơn, đồng thời bớt… ồn ào mỗi lần tác nghiệp.

Những giải pháp tiết kiệm pin nên cân nhắc

Bạn có thể tiết kiệm thời lượng hoạt động của pin máy ảnh bằng cách giảm độ sáng trên màn hình LCD, nhưng có thể khi xem lại, hình ảnh sẽ không thể hiện đúng độ phơi sáng. Bạn cũng có thể tiết kiệm pin bằng cách không lựa chọn định dạng RAW, giảm độ phân giải hoặc không sử dụng tốc độ dài. Tuy nhiên một số cách này đều phần nào làm giảm chất lượng của hình ảnh và được khuyên là nên hạn chế tận dụng.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Thuật nhiếp ảnh "Close up" và "Macro"

Thuật nhiếp ảnh 'close up' là gì?

Thuật nhiếp ảnh 'close up', có thể gọi là thuật nhiếp ảnh cận cảnh, là việc chụp một đối tượng như bông hoa, côn trùng trong khoảng cách gần, vì thế đối tượng ấy sẽ chiếm đầy khung hình của bạn. Nói cách khác, đó là hành động chụp cận cảnh với khoảng cách gần. Điều này có thể làm với bất cứ ống kính nào, thậm chí là một ống kính tele 300mm.

Thuật nhiếp ảnh 'macro' là một phần thiết yếu của thuật nhiếp ảnh 'close up'. Tuy nhiên, thuật nhiếp ảnh 'close up' không phải lúc nào cũng là thuật nhiếp ảnh 'macro'. Ví dụ, nếu bạn có một ống kính không phải ống kính macro thật sự, mà chỉ có thiết lập chế độ macro (như rất nhiều dòng máy compact ngày nay), thì tác phẩm của bạn thường sẽ là 'close up', chứ không phải là macro chính thống.

Làm thế nào để nhận ra điểm khác biệt giữa thuật nhiếp ảnh macro và close up?

Chụp được những chi tiết nhỏ nhất, đến từng chân tơ kẽ tóc, là một trong những điểm khác biệt chính của thuật nhiếp ảnh macro / micro so với close up.

Những ống kính macro có lí do để có giá đắt. Bởi vì, một ống kính macro thật sự cho phép người chụp có được những chi tiết cụ thể hơn những cái khác có thể làm được. Ví dụ, râu của một loài côn trùng, hay những mắt đơn cấu tao nên mắt kép của một số loài côn trùng.

Xem xét hai bức ảnh dưới đây. Tấm đầu tiên là một ví dụ điển hình cho thuật chụp cận cảnh, được chụp với một ống kính tele của Nikon. Trong khi đó, tấm thứ hai lại là một bức ảnh macro, cho chúng ta độ phóng đại lớn hơn và thấy được những chi tiết vô cùng nhỏ.



Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

5 kẻ thù của máy ảnh

Máy ảnh đắt tiền nhưng có có thể thành cục sắt do có thể bạn chưa đọc bài này để phòng tránh nó.

Bụi bẩn và cát

Không gì nguy hiểm hơn là bị cát vào máy ảnh. Máy ảnh là một tổ hợp gồm nhiều chi tiết chuyển động, những thứ sắc và mài mòn như cát khi vào máy ảnh sẽ khiến cho máy ảnh không hoạt động hoặc ít nhất là vô số trục trặc khi tác nghiệp.
Hãy chú ý khi mang máy ảnh đi đến những nơi có nhiều cát như bãi biển, bạn hãy để máy trong túi kín và nhớ mang theo cả dụng cụ làm sạch máy trong trường hợp cát rơi vào máy.


Tại những nơi nhiều cát thì khoảng thời gian đổi ống kính, thẻ nhớ và pin là lúc nguy hiểm nhất. Do đó, bạn hãy lên kế hoạch trước là bạn sẽ dùng ống kính nào để có thể hạn chế việc thay ống kính. Và nên tim một nơi lặng gió, kín đáo để thay ống kính trước khi đem ra bãi biển.
Giống như cát, bụi bẩn cũng là một kẻ thù của máy ảnh. Kẻ thù này tấn công từ từ và thường là không làm hư hại nặng đến những chi tiết chuyển động bên trong máy ảnh và ống kính, tuy nhiên nó vẫn gây hại, nhất là khi nó chui vào trong máy và ở lại trên sensor.
Cùng với đó, nếu bạn có máy DSLR thì nên mang sensor đi vệ sinh thường xuyên. Cẩn thận mỗi khi nhìn thấy vết trên sensor (bạn có thể kiểm tra bằng cách để khẩu độ nhỏ nhất và chụp trần nhà hoặc tường trắng).

Nước và độ ẩm

Nước có khả năng chấm dứt luôn khả năng hoạt động của máy ảnh. Chỉ cần vô tình làm rơi máy ảnh xuống nước, nước sẽ nhanh chóng theo các khe hở trên thân máy chui vào bên trong và làm chập mạch các chi tiết điện tử bên trong của máy.
Bạn hãy luôn nhớ đeo máy vào tay hoặc vào cổ, giữ máy ảnh tránh xa khỏi nước.

Cùng với mối hiểm họa trực tiếp là nước, còn một hiểm họa ngầm khác là độ ẩm cao. Dễ nhận thấy khi bạn đi từ vùng có nhiệt độ cao đến vùng có nhiệt độ thấp và ngược lại (đi từ phòng điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc những hôm trời nồm). Ống kính và máy ảnh của bạn sẽ nhanh chóng chở thành đối tượng để hơi nước trong không khí bám vào.

Việt Nam có độ ẩm trong không khí rất cao. Độ ẩm cao cũng chính là môi trường rất tốt cho nấm mốc phát triển, từ đó sẽ đe dọa các ống kính máy ảnh của bạn.

Các bạn nên chuẩn bị những túi gel silica trong túi đựng máy ảnh để chống ẩm cho máy. Khi không sử dụng, các bạn nên cất máy và ống kính vào những tủ chống ẩm chuyên dụng. Một hộp nhựa kín cùng những túi gel silica cũng có thể tạo một môi trường độ ẩm thấp, an toàn cho máy ảnh của bạn.

Muối

Bãi biển tuyệt đẹp song cũng là nơi nguy hiểm đối với máy ảnh của bạn – muối có thể vào máy ảnh và ống kính bất cứ lúc nào, gây vô số trục trặc (bao gồm cả việc ăn mòn các chi tiết kim loại).
Để hạn chế tác động của muối bằng cách lau máy ảnh ít nhất mỗi ngày một lần khi phải chụp trong môi trường chứa nhiều muối.

Nếu bạn có máy ảnh DSLR hãy chú ý khi sử dụng tại các bãi biến. Nếu có thể thì nên mở máy ra (thay pin, thẻ nhớ hay lens) càng ít càng tốt. Khi không chụp ảnh, để máy an toàn trong túi đựng và hãy luôn để ý.

Va đập - rơi


Máy ảnh và ống kính của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi bị rơi hoặc bị va đập vào vật cứng. Một số ống kính va dòng máy cao cấp của các hãng Canon, Nikon, Sony,... được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn thì có thể chịu được va đập trong một giới hạn nhất định.

Tuy nhiên, chắc hẳn các bạn không muốn nhìn thấy những chiếc máy ảnh, ống kính trị giá cả một gia tài của mình phải chịu những va chạm mà có lẽ đến các bạn cũng thấy đau.
Khi không sử dụng các bạn nên cất vào hộp chống ẩm hoặc nơi khô ráo và kín để tránh những tai nạn do sự sơ ý. Hãy sử dụng túi đựng máy ảnh chuyên nghiệp mỗi khi di chuyển tác nghiệp.

Trộm

Nghe có vẻ nực cười, nhưng những chiếc máy ảnh D-SLR là một gia tài lớn với nhiều người và cũng là mục tiêu "ngon ăn" của những tên trộm nhanh tay.

Một số lời khuyên dành cho các bạn: Giữ máy ảnh bên người ở những nơi đông đúc; luôn kéo khóa và thắt dây an toàn; để máy phía trước, không để máy phía sau; nếu phải đi xa thì chỉ chọn loại máy cần thiết chứ không mang tất cả "gia tài" của bạn đi theo.
Khi chụp ảnh, bạn nên đeo dây máy vào cổ hoặc cuốn quanh cổ tay để tránh tình huống chỉ một chiếc xe máy phóng qua là máy ảnh của các bạn có thể sẽ bay theo một tên trộm nhanh tay nào đó.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Lưu ý trong chụp ảnh Macro

Robert Capa, nhiếp ảnh gia, phóng viên báo ảnh người Hungary đã từng nói: "If your picture isn't good enough, you're not close enough" (Nếu bức ảnh của bạn chưa đủ tốt, nghĩa là bạn chưa đủ gần).
Ngày nay, chúng ta trở nên thật sự gần hơn rất nhiều với thể loại chụp macro. Nhiếp ảnh marco nghĩa là nhiếp ảnh cận cảnh, thường focus vào những vùng có kích thước nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 5 điều cần biết trong chụp ảnh macro.

1. Chuẩn bị thiết bị phù hợp

Nhiếp ảnh macro có những yêu cầu về thiết bị riêng, thường là một ống kính macro hoặc những filters cận cảnh, càng có những thiết bị mạnh, nghĩa là bạn càng có nhiều cơ hội đạt được những bức ảnh tốt hơn.Đây là danh sách những thiết bị cơ bản cho việc chụp macro tốt hơn:

- Máy ảnh DSLR hoặc máy compact có chức năng chụp macro
- Ống kính macro (nếu sử dụng máy DSLR)
- Tripod
- Flash (flash rời nếu có thể)
- Reflector

2. Ngắm ảnh sống (live view)


Những năm gần đây, chắc năng live view đã có mặt trên hầu hết các dòng máy ảnh kỹ thuật số. Đó là một cánh tay cực kỳ đắc lực khi chụp ảnh macro.Bạn sẽ không bao giờ biết được đối tượng của bạn sắp làm gì tiếp theo. Bạn có thể phải trườn bò sát đất, và trong tư thế đó, đặt mắt và ống ngắm có thể là một điều khó khăn. Bật màn hình live view lên sẽ giúp bạn không phải cúi xuống và đau lưng.Trong nhiều dòng DSLR mới, màn hình LCD ngày càng lớn với độ phân giải cao (hơn 1 triệu điểm ảnh như Canon 600D) và bạn có thể dễ dàng xem độ nét, độ mịn của ảnh dễ dàng hơn khi xem qua ống ngắm.

3. Chế độ macro

Compact:

Người dùng máy ảnh compact phải chuyển sang chế độ macro. Chế độ này thường dễ tìm, được thể hiện bởi một hình bông hoa nhỏ.
Chế độ macro cho phép bạn tiếp cận gần hơn với đối tượng, khi đó máy ảnh sẽ tự động tăng khẩu độ (giảm f), xóa phông và focus đối tượng.

DSLR:

Người sử dụng máy DSLR dòng entry-level cũng sẽ có một chế độ macro, nhưng bài viết này sẽ giới thiệu cách dùng chế độ chỉnh tay đem lại nhiều tự do sáng tạo hơn.
Một ống kính macro cho bạn tỉ lệ phóng đại 1:1 (tỉ lệ mắt thường). Tuy nhiên hầu hết những ống kính khác sẽ chỉ có thể cho bạn tỉ lệ 1:2 (nửa tỉ lệ mắt thường), với những ống kính này, thường thì bạn sẽ tìm thấy một logo hình bông hoa nhỏ, với thông tin về khoảng cách gần nhất có thể lấy né. Ví dụ như ống kits 18-55 IS của máy Canon 600D là 0.25m/0.8ft.
Tìm con số đó và nhớ rằng bạn sẽ không thể lấy nét đối tượng khi ống kính của bạn cách đối tượng gần hơn khoảng cách ấy. Bạn có thể nhận thấy rằng nếu bạn đang sử dụng một ống kính tele, con số ấy có thể khá lớn, và việc tiến lại gần là một vấn đề nan giải.

4. Sử dụng tripod (chân máy)

Một vấn đề dễ thấy trong chụp ảnh macro là phải chống rung, vì thế bạn nên sử dụng tripod. Điều này sẽ làm giảm khả năng gặp phải những bức ảnh out nét.
Cùng với việc sử dụng tripod, sử dụng tốc độ chụp cũng như sử dụng điều khiển từ xa cũng sẽ giảm rung đáng kể.

5. Mở khẩu


Độ mở khẩu đem đến sự khác biệt khi chụp ảnh macro. Hầu hết máy compact không cho phép bạn thay đổi khẩu độ với chế độ macro, tuy nhiên nếu sử dụng một máy SLR, hay mở khẩu lớn (f nhỏ) để có thể xóa phông tốt.
Hầu hết các ống kính macro cho phép bạn mở khẩu vào khoảng F2.8.

6. Sử dụng đèn flash
Bóng là nỗi ám ảnh tồi tệ nhất đối với những nhiếp người chuyên chụp ảnh macro, vì thế đèn flash là rất quan trọng.

Nếu bạn sử dụng DSLR và có một flash rời sẽ là tốt nhất. Điều này sẽ đem đến cho bạn tự do về ánh sáng từ bất kỳ góc độ nào bạn muốn.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng flash cóc từ máy compact hoặc SLR, hãy chụp ảnh vào giữa ngày, khi mặt trời lên cao nhất, và kết hợp flash.
Hãy suy nghĩ về việc sử dụng một thiết bị tản sáng (diffuser), điều này sẽ khiến ảnh sáng mạnh vốn có của flash trở nên tự nhiên hơn.
Ngược lại với những gì bạn có thể sẽ nghĩ, nếu một người sáng lớn hơn đối tượng, khoảng cách giữa nguồn sáng và đối tượng càng nhỏ, lượng ánh sáng nhận được sẽ càng yếu. Nhưng khi gặp những tình huống thực tế khi chụp macro, flash gần sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn với việc dư sáng. Thậm chí khi bạn bật flash ở mức thấp nhất, chiếu thẳng vào đối tượng ở khoảng cách hơn 30cm, ảnh sẽ vẫn dư sáng ở f/22. Một cái diffuser sẽ giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này.

Bạn cũng sẽ phát hiện ra rằng một cái reflector cũng sẽ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này.